GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

[SÂU RĂNG] Những điều cần biết về sâu răng và cách phòng ngừa

Sâu răng là bệnh về răng miệng xuất hiện phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ còn răng sữa. bệnh sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trở nên trầm trọng hơn. Khi vết sâu răng ngày càng lớn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy gây đau đớn và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Bạn đã biết gì về sâu răng hay chưa, nên phòng tránh bệnh như thế nào? Chúng tôi mời bạn tìm hiểu những điều cần biết về sâu răng qua bài viết dưới đây nhé.

Nhiều người vẫn thường cho rằng miệng không có cảm thấy đau có nghĩa là sức khỏe răng miệng hoàn toàn khỏe mạnh. Về cơ bản, sâu răng là tình trạng gây tổn thương mất mô cứng của răng khi mất đi lượng khoáng. Sâu răng là sự tiêu hủy cấu trúc vô cơ của răng. Sâu răng do nhiều nguyên nhân phối hợp tạo ra.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là từ 3 yếu tố quan trọng: răng, vi khuẩn có sẳn trong miệng và đường (trong thức ăn, mảng bám).

Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng. Nhưng rất tiếc là khi các lỗ hổng này xuất hiện ra thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Do đó lỗ sâu răng không phải là dấu hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời. Khi sâu răng chưa ảnh hưởng đến các sợi thần kinh trong các ống ngà hay tủy răng, bạn không cảm thấy đau nhưng không có nghĩa là sức khỏe răng miệng hoàn toàn khỏe mạnh.

Những người vệ sinh răng miệng kém có nguy cơ mắc bệnh sâu răng rất cao. Chỉ có nha sĩ mới xác định sớm được răng của bạn có sâu hay không. Bời vì sâu răng chỉ phát triển bên dưới bề mặt răng, bạn không thể nhìn thấy chúng. Theo thời gian, men răng bị phá vỡ bên dưới bề mặt răng, phần bề mặt trên cùng của răng vẫn còn nguyên. Lúc lớp men răng bị ăn mòn thì bề mặt răng mới sụp xuống tạo thành lỗ sâu răng.

Đó chính là lý do vì sao bạn không cảm thấy đau miệng nhưng không thể chắc chắn rằng sức khỏe răng miệng vẫn tốt, ổn định.

Bệnh sâu răng là bệnh lý răng miệng xảy ra trong thời gian dài. Nguyên nhân chính là do chế độ chăm sóc răng miệng chưa đúng. Sự tiến triển âm thầm của bệnh sâu răng:

Thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trên răng là nơi vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn tiết ra axit ăn mòn men răng và tấn công dần vào trong cấu trúc răng.

Lúc này bề mặt răng xuất hiện những lỗ xói mòn nhỏ hoặc lỗ hổng trong men. Rồi vi khuẩn sẽ tiếp cận vào các lớp tiếp theo trong cấu trúc răng và tiêu hủy.

Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển âm thầm mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Do đó người bình thường không nhận ra mình bị bệnh.

Cho đến khi vi khuẩn di chuyển vào bên trong, ảnh hưởng đến các sợi thần kinh trong ống ngà, lúc này răng rất nhạy cảm, tình trạng đau nhức thường xuyên xảy ra, rất khó chịu, nếu không điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng khiến tủy bị sưng gây những cơn đau nhứt dũ dội.

Để phòng sâu răng, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam… Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là vi chất rất quan trọng để tăng cường mô cứng của răng.

Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Vitis anticaries là dòng sản phẩm giúp chống sâu răng hiệu quả và được nha sĩ khuyên dùng. Bộ sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng Vitis anticariesvới công thức đặc biệt giúp phục hồi men răng hư tổn, bảo vệ và tăng cường men răng sẽ giúp hình thành một lớp bảo vệ chống mòn men răng, và chống lại sâu răng hiệu quả.

Đánh giá bài viết
Nguyễn Thùy Dương
Theo dõi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87